Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

Tuyệt chiêu giúp tình trạng biếng ăn của bé không còn là vấn đề của mẹ

 Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, chúng bắt đầu được trải nghiệm thành phần, màu sắc và mùi vị của thức ăn mới. Nếu mẹ thấy trẻ ăn rất ngon vào hôm nay nhưng lại ăn ít hoặc không ăn vào hôm sau, rất có khả năng lúc đó trẻ không còn thích món đó nữa, đang no, mất tập trung hoặc cảm thấy không khỏe. Dĩ nhiên, một hai ngày thì có thể chấp nhận được, nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, lâu dần bé sẽ kém hấp thu, suy dinh dưỡng, bé biếng ăn thậm chí tệ hơn là suy giảm hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, mẹ cần làm gì để gi

1. Vì sao bé biếng ăn?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bỏ ăn, không hứng thú với đồ ăn:

Thiếu vi chất dinh dưỡng

Thiếu hụt các loại khoáng chất như kẽm, selen sẽ khiến bé cảm thấy không ngon miệng và lười ăn. Nếu như không được bổ sung kịp thời dưỡng chất cần thiết, trẻ biếng ăn trong thời gian dài sẽ gây suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển trí não.

Bé cảm thấy không khỏe

Dù đã làm đủ mọi cách để khiến bé cảm thấy hứng thú hơn với bữa ăn, nhưng cuối cùng mẹ chỉ nhận được cái lắc đầu từ bé. Rất có khả năng lúc này bé bị ốm. Cơ thể mệt mỏi làm bé mất cảm giác thèm ăn, ngậm miệng khi mẹ cho bé ăn, nhổ thức ăn ra hoặc cáu kỉnh vô tội vạ.

Món ăn không hợp khẩu vị của bé

Món mẹ thích không hẳn là món bé muốn ăn. Dù biết rằng mẹ sẽ lên thực đơn dinh dưỡng chuẩn khoa học để bé ăn đầy đủ chất bổ dưỡng nhưng bé sẽ không đủ khả năng để nhận thức điều đó. Khi không hợp khẩu vị, bé sẽ không ăn, và mẹ thì lại thúc ép bé ăn, vô tình việc đó sẽ khiến bé bị áp lực trong mỗi bữa ăn dẫn đến trẻ biếng ăn còi cọc và sợ hãi việc ăn uống.

Thay đổi môi trường sống

Khoảng thời gian khi trẻ bắt đầu đến trường, môi trường sống biến đổi nhanh chóng khiến bé chưa thể thích nghi, dẫn đến tình trạng sợ sệt, tâm lý căng thẳng, bé sẽ cảm thấy không muốn ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất của trẻ.

Bữa phụ quá no khiến bé không muốn ăn bữa chính

Ăn vặt vào bữa xế quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng no căng bụng trong bữa chính và trẻ sẽ bỏ bữa. Trong khi đó, các món ăn vặt (dù mua sẵn hay tự chế biến) đều chứa một lượng dầu mỡ và tinh bột xấu ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể chất và trí não của trẻ. Nếu như ăn quá nhiều sẽ dẫn tới sâu răng, rối loạn tiêu hoá, táo bón, béo phì, loãng xương và các vấn đề về tim mạch.

> XEM THÊM:

“Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn

Những cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ

15 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục

2. Mẹo giúp mẹ cải thiện tình trạng biếng ăn của bé

Đừng ép con ăn nếu con không đói

Trẻ em thường mè nheo không chịu ăn vì chúng chưa thực sự đói. Vì thế, mẹ không cần phải quá thúc ép, hãy gợi ý cho bé ăn khi cảm thấy đói. Mẹ hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn, hãy đợi đến khi tự bé phải nhắc đến bữa ăn của mình. Ngoài ra, mẹ có thể lập “thời gian biểu đói bụng” của con,  bé ăn vào những khung giờ cố định đó. Mẹ sẽ không phải mất hàng giờ để thúc con ăn và con cũng không áp lực khi ăn uống nữa. 

Chuẩn bị một thực đơn đa dạng và hấp dẫn

Hãy lên thực đơn dinh dưỡng theo tuần cho con thật đa dạng và hấp dẫn. Nếu ngày nào mẹ cũng cho bé món thịt kho trứng, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi bé không muốn ăn. Nếu bữa sau, mẹ để bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, chắn chắc bé sẽ hăng hái khi ăn hơn đó! Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể trang trí phần ăn của bé thật đáng yêu và nhiều màu sắc. Búp súp lơ trắng với cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ... 

Hãy để cho bé tự chọn thực đơn cho mình 

Trước khi nấu ăn, mẹ hãy hỏi bé: "Con thích ăn gì nào?" và đưa ra một thực đơn mà mẹ có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó. 

Chiều theo khẩu vị của bé

Mẹ nên chiều theo một số sở thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy chiều theo ý bé. Đó chẳng qua chỉ là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mì kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán. 

Đừng ép bé ăn món mà bé không thích

Thay vì ép trẻ ăn thịt, mẹ có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, mẹ hãy cho bé ăn thêm trái cây hay uống nước ép để bổ sung chất xơ.

Đừng bón, hãy để bé tự xúc ăn

Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi vì sợ trẻ biếng ăn, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, vì cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.

Xem thêm : Trẻ biếng ăn và chậm tăng cân

 

Giữ thời lượng bữa ăn hợp lý

Đương nhiên ăn chậm nhai kỹ sẽ luôn tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ, nhưng mẹ lưu ý cho bé ăn đúng giờ và đừng kéo dài bữa ăn quá 30 phút. Bữa ăn càng lâu càng mất nhiều thời gian và càng dễ làm bé phân tâm sang những thứ khác như TV, đồ chơi, sách vở. Hãy để bé tập trung hoàn toàn vào bữa ăn. 

Với những kiến thức bổ ích trên, VHN Bio mong rằng đã giúp mẹ phần nào hiểu rõ hơn tình trạng và hướng giải quyết khi bé biếng ăn, để mỗi bữa ăn không còn là “cuộc chiến". Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng sinh học cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện:  0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Webmd.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét