Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

DIỄN BIẾN HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” TRÊN THẾ GIỚI (TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY)

Thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đã xuất hiện và phát triển qua nhiều giai đoạn thăng trầm trên thị trường thế giới. Trải qua nhiều lần biến động nhất là ở thị trường Mỹ, bắt đầu từ năm 1890 hoạt động M&A ở Mỹ đã trải qua 5 lần biến động tính đến năm 2000. Tiếp sau Mỹ, thị trường Anh cũng xuất hiện hoạt động M&A từ thập niên 60 ở thế kỷ 20. Thị trường các nước Châu Âu còn lại cũng có thị trường M&A từ những năm 1980. Kể từ khi cả ba thị trường này đều có thị trường M&A thì dường như những “đợt sóng” của hoạt động này diễn ra ở thị trường Mỹ sẽ kéo theo những đợt sóng mạnh ở thị trường Anh và Châu Âu. Bởi lẽ do sự toàn cầu hóa của nền kinh tế, đồng thời đây là những thị trường kinh tế lớn của thế giới và những thị trường này có liên quan với nhau trong quá trình phát triển. Sau sự trổi dậy của làn sóng mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới diễn ra vào năm 2000 thì hoạt động này tạm thời lắn xuống. Nhưng đến năm 2004, làn sóng mua lại, sáp nhập doanh nghiệp lại xuất hiện và liên tục phát triển mạnh cho đến hiện nay.
Nguyên nhân dẫn đến sự sôi động trở lại của hoạt động M&A là sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán và việc ngân hàng trung ương các nước áp dụng mức lãi suất thấp. Nguyên nhân chính của vấn đề áp dụng mức lãi suất thấp là do sự khủng hoảng của thị trường tín dụng Mỹ, hệ quả của hoạt động cho vay dễ dãi và ồ ạt để đầu tư vào bất động sản, trong đó có cả các ngân hàng lớn như: Merill Lynch, Citigroup, Leman Brothers…. Để cứu vãng sự phá  sản của các ngân hàng thương mại và nguy cơ suy thoái nền kinh tế Mỹ tạo nên động thái dây chuyền đến các nền kinh tế khác trên thế giới, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Châu Âu và một số ngân hàng trung ương khác phải bơm tiền thêm vào hệ thống tài chính. Những khó khăn trong hoạt động cũng đã làm cho nhiều ngân hàng lớn phải bán cổ phần cho các nhà đầu tư đến từ nhiều khu vực khác trên thế giới nên cũng làm gia tăng mạnh về giá trị giao dịch của hoạt động mua lại doanh nghiệp trên toàn cầu. Chẳng hạn như:   

Bảng 2.1: Các hợp đồng M&A lớn trong lĩnh vực ngân hàng ở MỸ

Bên muaBên bánGiá trị
giao dịch
Cơ quan đầu tư Abu Dhabi (ADIA) của Các tiểu vương quốc Árập thống nhất (UAE)Ngân hàng Citigroup7,5 tỷ USD
tập đoàn Temasek của Singapore và một công ty khác của Mỹ(2)Ngân hàng Merill Lynch6,2 tỷ USD
Công ty đầu tư vốn của Nhà nước Trung QuốcMorgan Stanley5 tỷ USD
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Hình 2.1. Giá trị giao dịch M&A trên toàn cầu (2005-quí I năm 2008)

Theo kết quả nghiên cứu của công ty thống kê tài chính Thomson Financial, giá trị giao dịch của hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp trên toàn cầu đạt mức kỷ lục vào năm 2005 tăng đến 38,4% so với năm 2004. Một đặc điểm của các vụ mua lại và sáp nhập trong năm 2005 là chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực năng lượng. Điều này khẳng định sự biến động của giá dầu thế giới đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Ngoài ra, lĩnh vực tài chính vẫn là một lĩnh vực có số lượng giao dịch với giá trị lớn. Có thể kể đến hai hợp đồng M&A lớn nhất trong năm 2005 là:

Bảng 2.2: Hai hợp đồng M&A lớn nhất thế giới năm 2005

Bên muaBên bánGiá trị giao dịch
Tập đoàn Procter and Gamble (P&G)Tập đoàn Gillette57,2 tỷ USD
Tập đoàn tài chính Mitsubishi Tokyo Financal GroupNgân hàng UFJ41,4 tỷ USD
Tiếp đến năm 2006 và 2007 là những năm có nhiều kỷ lục mới về giá trị giao dịch ở thị trường M&A toàn cầu. Năm 2006 là năm thiết lập kỷ lục về tốc độ gia tăng về giá trị giao dịch. Tổng giá trị giao dịch năm 2006 tăng so với năm 2005 lên đến 34%. Năm 2007 tổng giá trị giao dịch ở thị trường M&A tăng hơn 21% so với giá trị năm 2006. Trong năm này thị trường M&A ở khu vực Châu Âu được đánh giá vượt trội so với thị trường Mỹ cả về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch. Đây cũng là một kỷ lục hiếm có trong lịch sử phát triển của thị trường M&A trên thế giới. Tính từ năm 2000 đến năm 2006 thì thị trường ở Châu Âu chưa từng một lần vượt trội hơn thị trường Mỹ về giá trị giao dịch.
Năm 2007 giới phân tích đánh giá đây là năm bùng nổ của thị trường M&A nhưng sự bùng nổ này vẫn chỉ tập trung ở những nước có nền kinh tế phát triển, đứng đầu là Châu Âu và Mỹ. Trong đó thị trường Châu Âu đã có sự tăng trưởng vượt bật về giá trị giao dịch, khoảng 1/3 tổng giá trị các vụ mua lại, sáp nhập trên toàn cầu diễn ra ở châu lục này. Đồng thời, trong năm thị trường M&A có xu hướng mở rộng về địa lý – các công ty lớn ở các nền kinh tế phát triển đổ tiền đầu tư bằng hình thức mua lại các công ty nhỏ ở những nước đang phát triển. Sự tăng giá dầu hỏa đã kiến cho các đại gia vùng Vịnh trở thành những người đi mua lại các công ty khác trên thế giới. Những vụ mua lại, sáp nhập trong năm 2007 tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính; công nghiệp dầu khí, công nghệ thông tin, công nghiệp ôtô.
Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng điển hình nhất là vụ ba ngân hàng Scotland mua lại ngân hàng ABN Amro của Hà Lan. Hay vào tháng 5 vụ sáp nhập 22 tỷ euro (tương đương gần 30 tỷ  USD) của hai ngân hàng Ý để trở thành một trong 10 ngân hàng hàng đầu Châu Âu với tổng giá trị lên đến gần 80 tỷ USD với hơn 6.300 chi nhánh tại nội địa, đây là một vụ mua lại cũng gây chấn động trong giới tài chính. Trong năm 2007 cũng chứng kiến sự ra đời một của một sàn giao dịch chứng khoán xuyên Đại Tây Dương, đó là kết quả của việc mua lại Euronext với giá 9,96 tỷ USD của tập đoàn New York Stock Exchange (NYSE).
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì chứng kiến rất nhiều vụ giao dịch M&A. Trong năm qua để tăng lợi thế cạnh tranh của mình trước đối thủ cạnh tranh là Yahoo và Microsoft, Google đã thực hiện rất nhiều vụ mua lại các công ty nhỏ hơn trong lĩnh vực sản xuất phần mềm hay cung cấp các dịch vụ trên mạng internet. Ví dụ như:
+ Google muốn nâng cao khả năng phục vụ khách hàng nên đã tiến hành mua lại công ty an ninh mạng Postini hay vụ Google mua lại công ty cung cấp phần mềm bảo mật người tiêu dùng web Green Borden. Ngoài ra, Google còn thực hiện một số vụ mua lại khác như: công ty Zingku để nhằm tạo điều kiện cho tập đoàn Google tiếp cận gần hơn với người dùng điện thoại di động, một thị trường quảng cáo được dự báo là rất tiềm năng trong tương lai.
+ Song song đó Yahoo cũng liên tiếp thực hiện nhiều vụ mua lại các công ty khác để mở rộng thị trường và tăng doanh thu, chẳng hạn như việc Yahoo mua lại hãng quảng cáo di động Actionality của Đức vào tháng 8, mua lại liên tiếp các công ty như MyBlogLog, Right Media và Rivals.
+ Microsoft đã tiến hành mua lại công ty aQuantive để nhằm gia tăng lợi nhuận cho công ty trong giai đoạn công ty đang thực hiện việc chuyển hướng đầu tư trọng tâm vào máy tính sang ứng dụng trên Internet.
Lĩnh vực công nghiệp dầu khí trong năm cũng tạo nên một sự kiện đáng chú ý bằng vụ giao dịch có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trên toàn cầu. Đó là vụ công ty khai thác mỏ BHP Billiton mua lại đối thủ cạnh tranh Rio Tinto, lúc đầu giá chào mua là 140 tỷ USD nhưng giá giao dịch thành công lên đến 173,4 tỷ USD, một kỷ lục mới về giá trị giao dịch của một vụ mua lại công ty.
Bên cạnh những vụ giao dịch M&A gây chấn động trên thị trường thế giới và đầy hứa hẹn trong tương lai thì năm 2007 cũng là một dấu mốc cho sự chia tay của tập đoàn sản xuất ôtô đứng thứ 5 thế giới DaimlerChrysler với chi nhánh Chrysler, giá bán là 7,4 tỷ USD. Việc DaimlerChrysler quyết định bỏ chữ “Chrysler” ra khỏi tên mình đánh dấu cho sự thất bại và thua lỗ của vụ sáp nhập cách đây 9 năm (vào tháng 5/1998) giữa hãng sản xuất ôtô Daimler-Benz và Chrysler với mức giá lên đến 36 tỷ USD. Ngoài ra trong năm nay cũng chứng kiến nhiều sự thất bại từ các vụ M&A vượt biên giới. Nguyên nhân được các nhà phân tích đánh giá đó là do sự mâu thuẫn về văn hóa, phong tục và sự không thông hiểu về môi trường chính trị….

Bảng 2.3. Các hợp đồng M&A lớn trong năm 2007

Đơn vị tính: tỷ USD
Bên muaBên bánGiá trị giao dịch
BHP BillitonRio Tinto173,4
BarclaysABN Amro (Hà Lan)90,8
BlackstoneHilton26
ThomsonReuters17,2
HeidelderfCement AGHanson15,5
NewYork Stock ExchangeEuronext9,96
Qũy CerberusChrysler7,4
Năm 2007 cũng là năm mở rộng thị trường M&A sang khu vực các nước Đông Âu và theo đánh giá thì trong những năm tiếp theo hoạt động M&A quốc tế sẽ chuyển sang khu vực Châu Á. Việc các công ty lớn chuyển hướng mua lại, sáp nhập với các doanh nghiệp ở khu vực Châu Á trong tương lai là do sự phát triển nhanh chóng và đầy tiềm năng phát triển của nền kinh tế ở khu vực này, trong đó đặt biệt là sự phát triển của các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam.

Bảng 2.4. Các hợp đồng M&A lớn trong những tháng cuối năm 2008

(tính đến thời điểm tháng 9)
                                                                                                            Đơn vị tính: tỷ USD
Bên muaBên bánGiá trị giao dịch
Hãng Bia InBev của Bỉ

Hãng Bia lớn nhất của Mỹ-Anheuser-Busch52

Bank of AmericaMerrill Lynch50
Công ty công nghệ sinh học Roche
Holdings (Thụy Sỹ)
Công ty Genetech (San Francisco)

43,7
Gas Natural SDG SA (ESP)Union Fenosa SA (ESP)14,2748
PetroChina Co LtdCNPC Exploration & Development Co11,8
Teck Cominco Ltd (Canada)Fording Canadian Coal Trust (Canada)11,0285
Kholdingovaya Kompaniya Interros ZAO (Nga)GMK Noril’skiy nikel’ OAO (Nga)10

Xstrata Plc (Thụy Sĩ)Lonmin PLC (Anh)9.274,5
Bristol-Myers Squibb Co (Mỹ)

ImClone Systems Inc(Mỹ) Bristol-Myers Squibb Co (Mỹ)9,2212

BankaaktieselskabetRoskilde Bank A/S assets and debts7,3977
Hãng bảo hiểm
Tokio Marine Holdings (Nhật Bản)
Công ty bảo hiểm
Philadenphia Consolidated Holding
4,39
Bước sang đầu năm 2008, tình hình nền kinh tế lại tiếp tục có nhiều sự biến động lớn như giá dầu, giá vàng tiếp tục leo thang, đồng đôla Mỹ liên tiếp mất giá so với đồng euro. Nguyên nhân của những biến động mạnh là do nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang đứng bên bờ khủng hoảng và sự phát triển nóng của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc. Chính những biến động trên thị trường thế giới nên thị trường mua lại. Trong quí I năm 2008 thị trường M&A toàn cầu có dấu hiệu giảm sút, giá trị giao dịch giảm đến gần 25% so với cùng kỳ năm trước, số thương vụ giao dịch giảm gần 2.000 vụ, riêng ở Mỹ giảm đến hơn 50% tổng giá trị của các hợp đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, thì thông thường tiếp theo đó sẽ là sự phát triển mạnh của thị trường M&A. Vì thế, theo dự đoán thị trường M&A trên toàn cầu sẽ vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kỷ lục.
Như vậy tính từ năm 2004 cho đến nay thì thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp toàn cầu đang bước vào một “làn sóng” mới. Giá trị giao dịch qua các năm liên tục tăng và đến nay vẫn chưa là thời điểm đạt đỉnh của làn sóng này. Nghĩa là, trong những năm tiếp theo, thị trường M&A của thế giới sẽ tiếp tục gia tăng hơn nữa. Tuy nhiên hướng phát triển của thị trường này sẽ chuyển sang những khu vực có nhiều nền kinh tế mới phát triển, còn nhiều tiềm năng. Một điều quan trọng hơn nữa là các vụ mua lại, sáp nhập doanh nghiệp hiện nay có đặc điểm là một cách thức để đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn ở các nước phát triển, là một công cụ để tái cấu trúc lại các doanh nghiệp nhỏ, thiếu tiềm năng phát triển trong tương lai của các doanh nghiệp nhỏ ở thị trường mới.

Thuốc Ho Prospan

Sản phẩm thuốc ho Prospan được triết xuất từ lá cây thường xuân là sản phẩm rất tốt cho trẻ em trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp có triệu chứng kèm ho.Sản phẩm có xuất xứ từ Đức chất lượng được Canacha Việt Nam đảm bảo chất lượng

Thông tin sản phẩm 

  • 100 ml Sirup/ lọ
  • Điều trị:  ho khan, ho gió, ho có đờm, ngứa rát cổ họng, khản giọng, mất tiếng
  • Cải thiện tình trạng viêm phế quản mãn tính, Trị ho và viêm đường hô hấp cấp có kèm ho
  • Prospan nguồn gốc tự nhiên hoàn toàn không chứa đường, gluten và chất tạo màu, không gây buồn ngủ nên rất an toàn cho trẻ nhỏ.
  • Vị ngọt tự nhiên từ nguyên liệu thiên nhiên, dễ uống không gây nôn trớ ở trẻ nhỏ/ trẻ sơ sinh
Xuất xứ: Đức
Hãng sản xuất: Engelhard Arzneimittel

Thành Phần Thuốc ho Prospan Đức 

Mỗi 100ml sirup Prospan chứa: 0,7g cao lá thường xuân khô, nước tinh khiết, Kali sorbate, citric acid khan, xanthan gum, aroma, sorbitol dung dịch 70%. Sản phẩm không chứa đường, rượu, hóa cồn hay phẩm màu.

Đặc điểm nổi bật: 

  • Prospan là thuốc ho thảo dược của nhà sản xuất danh tiếng Engelhard Arzneimittel CHLB Đức, là siro ho trẻ em số 1 tại Đức và thuốc ho số 1 thế giới, đã được tin dùng trên 102 quốc gia.
  • Sirup chữa ho Prospan được chiết xuất từ lá cây thường xuân (là một loài cây gỗ leo với tên gọi khoa học là Hedera helix Linné, họ Araliaceae (họ Nhân sâm)). Cây thường xuân mọc hoang rất nhiều trên đá, trên thân cây già, trong bụi cây, và trên tường nhà. Là loại cây xanh tốt quanh năm, thường xuân có sức sống rất mãnh liệt, ngay cả trong mùa đông giá rét. cây thường xuân được biết đến là loài thảo dược rất quý.Đầu thế kỷ 16, loài cây thường xuân đã ngày càng được biết đến nhiều hơn với hiệu quả điều trị bệnh viêm đường hô hấp. Năm 1949, công ty Engelhard Arzneimitel GmbH&Co.KG, cộng hòa Liên bang Đức, phối hợp với nhiều bệnh viện và trường đại học lớn trên thế giới tiến hành hơn 20 nghiên cứu khoa học trên quy mô lớn có kiểm soát chặt chẽ. Những nghiên cứu này đánh giá tác dụng chữa bệnh, cũng như tính an toàn và khả năng dung nạp dịch chiết lá thường xuân khô Hedera helix, với tỷ lệ chiết xuất DER 5-7,5:1. Kết quả cho thấy cây thường xuân rất hiệu quả trong điều trị các bệnh đường hô hấp có kèm triệu chứng ho.

Hướng Dẫn sử dụng Thuốc ho Đức

  • Trẻ em dưới 6 tuổi                            : 2,5ml/ lần x 2 lần  mỗi ngày
  • Trẻ em từ 6-12 tuổi                          :   5 ml/ lần x 2 lần mỗi ngày
  • Tẻ em từ 12 tuổi trở lên và Người lớn :  5 ml/ lần x 3 lần mỗi ngày
Uống sau các bữa ăn sáng, trưa và tối.
Lưu ý: + Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
           + Sản phẩm chưa được kiểm nghiệm hiệu quả trên phụ nữ có thai và cho con bú.
           + Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C.

Liên Hệ : Shop Canacha - Chuyên thực phẩm chức năng Đức

Địa Chỉ : 609 Trương Định - Hoàng Mai - Hà Nội
Email : Duythinh2510@gmail.com
Hotline : 0944.912.543

QUẤY PHA CHẾ - CÁCH THIẾT KẾ ĐẸP VÀ CHUẨN NHẤT

Mỗi quán cafe, nhà hàng, hay quán trà sữa đều cần 1 nơi pha chế chuyên dụng gọi là quầy pha chế.Autoshop - chuyên máy móc thiết bị pha chế trà sữa tốt nhất tại Việt Nam cung cấp 2 loại quầy pha chế chủ yếu là quầy pha chế Lecon và quầy pha chế Paxike.Ngoài ra cách thiết kế quầy pha chế trà sữa cũng phải có những điều lưu ý.Hãy cùng Autoshop tìm hiểu về cách lắp đặt quầy pha chế nhé.

Mỗi quán cafe, nhà hàng, hay quán trà sữa đều cần 1 nơi pha chế chuyên dụng gọi là quầy pha chế.Autoshop - chuyên máy móc thiết bị pha chế trà sữa tốt nhất tại Việt Nam cung cấp 2 loại quầy pha chế chủ yếu là quầy pha chế Lecon và quầy pha chế Paxike.Ngoài ra cách thiết kế quầy pha chế trà sữa cũng phải có những điều lưu ý.Hãy cùng Autoshop tìm hiểu về cách lắp đặt quầy pha chế nhé.

Nguyên tắc lắp đặt và thiết kế quầy pha chế

Tiết kiệm không gian : Quầy pha chế là nơi chứa rất nhiều các thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu như máy pha chế, đặc biệt là các loại cafe nhân, cafe hạt rang…. cho nên không gian phải được tiết kiệm và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả. Bạn phải tính toán một cách cẩn thận, kỹ lưỡng để có cách bố trí quầy pha chế sao cho có thể tận dụng được từng cm, không gian phải được dụng một cách tối đa.
Thoải mái, tiện dụng : Quy trình làm một món phải hình dung ra trước. Dựa vào đó, sự di chuyển của Barista để hoàn thành món đó nên được thực hiện theo hình chữ X hoặc vòng tròn. Sự sắp xếp vị trí các vật dụng chính là theo nguyên tắc này. Nhờ đó, vào thời điểm đông khách, làm việc ở cường độ cao nhân viên không bị bối rối, nhầm lẫn. Họ luôn thực hiện nhanh, chính xác trong thời gian ngắn
Phù hợp với tầm với của các Barista : Đây là một điểm rất đáng lưu ý trong cách bố trí quầy pha chế cafe nhưng lại không được nhiều người chú ý. Các dụng cụ thiết của quầy pha chế cafe phải có cách bố trí hợp lý, vừa trong tầm với của các nhân viên. Bạn cũng cần sắp xếp các dụng cụ phù hợp với quá trình sử dụng và sự di chuyển của người pha chế. VD: Trong cách pha chế cafe latte, mocha… bạn luôn phải sử dụng máy xay Espresso và máy đánh sữa nên không nên để tách xa hai loại máy này
Đẹp, chuyên nghiệp, phong cách : Quầy pha chế là nơi gây ấn tượng mạnh nhất đối với các khách hàng khi họ bước vào nhà hàng của bạn. Có nhiều khách thích ngồi xung quanh quầy pha chế để vừa thưởng thức đồ uống và xem các Barista biểu diễn các kỹ thuật pha chế. Chính vì vậy bạn phải có cách bố trí quầy pha chế cafe sao cho vừa đẹp vừa chuyên nghiệp để tạo hứng thú và niềm tin cho khách hàng. Ngoài ra phong cách là một điều quan trọng trong bố trí quầy pha chế cafe, quầy pha chế phải nằm trong tổng thể không gian nhà hàng, nhưng cần có điểm nhấn nổi bật nhưng không quá lệch tông.
Dễ dàng vệ sinh : Nên chọn những dụng cụ, thiết bị pha chế dễ dàng vệ sinh. Vì bạn phải vệ sinh một số lượng lớn một cách liên tục nên cần sử dụng thiết bị có chất liệu dễ làm sạch để tiết kiệm thời gian cho công đoạn này. Bạn có thể sử dụng chất liệu inox cho dụng cụ để tăng độ bền và dễ vệ sinh thay vì nhôm hay sắt…

Tham khảo thêm 1 số máy và dụng cụ trà sữa tốt nhất tại Autoshop

HỘP QUÀ TẶNG TẠI THIÊN LONG ADV

Hộp quà tặng: Giới thiệu chung

Tặng quà là nghệ thuật tinh tế trong giao tiếp và hộp quà tặng giúp cho món quà trở nên sang trọng và ý nghĩa hơn bao giờ hết, gắn kết mối quan hệ và làm tăng thêm tình cảm giữa con người với con người. Người xưa có câu “Của cho không bằng cách cho” để nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tặng quà nói chung cũng như giá trị của những chiếc hộp đựng quà nói riêng.
Một món quà sang trọng, đắt tiền nhưng không được bọc gói cẩn thận sẽ làm giảm đi rất nhiều giá trị của món quà và khiến người nhận không thoải mái bởi họ sẽ có cảm giác mình không được tôn trọng. Hộp đựng quà đẹp mắt, tinh tế cũng có ý nghĩa quan trọng không kém giá trị của món quà và là cách để bạn thể hiện thiện chí của mình khi tặng quà.
Hộp quà tặng theo đơn hàng
Thiên Long Adv chuyên phân phối các sản phẩm theo đơn đặt hàng, quà tặng theo đơn hàng, với mẫu mã đa dạng, chất lượng hoàn hảo và đặc biệt giá thành luôn ưu đã hấp dẫn nhất

Hộp quà tặng: Đặc điểm – Ứng dụng

Công ty TNHH Thương Mại và Quảng cáo Thiên Long là địa chỉ tin cậy chuyên cung cấp và sản xuất hộp đựng quà theo đơn đặt hàng của quý khách. Công ty hiện có rất nhiều sản phẩm với kiểu dáng mẫu mã đa dạng, chất liệu phong phú nên quý khách có thể thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với hình dáng và tính chất món quà định tặng.
Từng sản phẩm chúng tôi cung cấp đều được kiểm duyệt kĩ lưỡng, đảm bảo mẫu sản phẩm chất lượng nhất khi đến tay khách hàng. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và những công nghệ tiên tiến nhất, Thiên Long Adv tự tin sẽ đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho quý khách hàng!
Hộp quà tặng theo đơn đặt hàng cao cấp
Công Ty Thiên Long nhận in ấn trên mọi vật liệu, mạ vàng trên mọi chất liệu, tự hào là đơn vị sản xuất và phân phối quà tặng hàng đầu trên cả nước. Thiên Long cam kết chất lượng sản phẩm hoàn hảo và dịch vụ chăm sóc tận tình sẽ khiến tất cả quý khách hàng đều hài lòng
(có thể in khắc logo thương hiệu của bạn lên sản phẩm)
Nhận chế tác theo ý tưởng của khách hàng vui lòng liên hệ số 098.522.1111 gặp Mr. Phạm Hùng Kim để được tư vấn.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan:

Tìm đại lý phân phối 3 miền cho gạch vân gỗ Nghề Sơn - Vietbeton

Vietbeton là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về bê tông mài, bê tông trang tríbê tông ứng dụng, các hạng mục bồn tắm, chậu rửa, đèn bê tông...Nay chúng tôi cần tìm đại lý phân phối 3 miền cho gạch vân gỗ Nghề Sơn - 1 sản phẩm mới và ứng dụng tốt nhất hiện nay
gach-be-tong
Theo quan niệm xưa nay, gỗ được ưa chuộng trong mọi nơi trong cuộc sống. Gỗ có thể hiện hữu trong những vật dụng nhỏ như công cụ lao động, đồ dùng hàng ngày nhưng có thể sử dụng trong dựng nhà, trang trí nội thất... Gỗ có thể hòa mình vào những mái nhà mộc mạc, bình dị nhưng cũng có thể có mặt ở những biệt thự, villa sang trọng. Gỗ hoài cổ nhưng không lệch gu khi nằm trong những ngôi nhà mang phong cách nội thất hiện đại. Khi đóng vai trò trang trí, gỗ sẽ càng nổi bật hơn. Tuy nhiên, gỗ luôn mang lại một số nhược điểm là dễ bị mối mọt, thấm nước, cong vênh, nhất là trong bối cảnh thời tiết thay đổi liên tục. Và một điều khá phiền toái nữa là người sử dụng phải bảo dưỡng định kỳ hằng năm. Chính vì lí do này mà chúng tôi đã nghiên cứu và phát triển ra gạch giả gỗ không bị ảnh hưởng bởi những phiền toái mà gỗ gây nên, đảm bảo thỏa mãn được những vị khách hàng khó tính
gach-be-tong-van-go
Với gạch bê tông mang phong cách gỗ này, nội thât, khuôn viên vườn, ban công...ngôi nhà của bạn trông sẽ rất hiện đại nhưng vẫn mang âm hưởng của thiên nhiên, tạo ra cho chủ nhân của nó những cảm giác thư thái, thoải mái và dễ chịu. Bạn có thể chọn lựa lát tường, lót nền hay trang trí cho nội ngoại thất ngôi nhà....Thật đơn giản, tinh tế mà hiệu quả!
gach-be-tong-gia-van-go

Liên hệ để được tư vấn:

Hotline: Mr. Lưu Huy 0977.090.565

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ (P1)

Bán phá giá là việc bán hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài tại một thị trường xuất khẩu, ví dụ như tại Mỹ, với giá thấp hơn giá bán của những sản phẩm giống hoặc tương tự mà các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu bán tại thị trường trong nước của họ hoặc xuất tới thị trường của nước thứ ba, hoặc với giá bán hàng hoá thấp hơn chi phí sản xuất sản phẩm. Theo hiệp định về chống bán phá giá của WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) và Luật pháp Hoa Kỳ, thì thuế chống bán phá giá có thể bị áp dụng nếu có hai điều kiện được thoả mãn: “Thấp hơn giá trị chuẩn” (Less than fair value – LTFV) hoặc việc bán phá giá phải được xác định là đang tồn tại; và việc bán hàng hoá với giá “thấp hơn giá bán thông thường” phải đang gây ra hoặc đang đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự với hàng hoá nhập khẩu của Mỹ.

Nếu hai điều kiện trên được thoả mãn, lệnh thuế chống bán phá giá được ban hành áp đặt các mức thuế tương đương với khoản được xác định bởi giá trị chuẩn (được xác định khi bán hàng hoá tại thị trường nội địa hoặc tại thị trường của nước thứ ba, hoặc trên cơ sở giá trị xây dựng) lớn hơn giá xuất khẩu, khi bán hàng vào thị trường Mỹ.

1.Lịch sử phát triển Luật chống bán phá giá của Mỹ
Luật chống bán phá giá năm 1916 là Luật chống bán phá giá đầu tiên của Mỹ được ban hành với mục đích cụ thể là chống bán phá giá. Văn bản luật này quy định các chế tài dân sự và hình sự áp dụng đối với các hành vi bán hàng nhập khẩu với một giá về cơ bản thấp hơn so với giá trị thực tế trên thị trường hoặc thấp hơn giá bán buôn, với ý định phá hoại hay gây tổn hại tới

một ngành sản xuất công nghiệp của Mỹ. Luật chống bán phá giá năm 1916 vẫn còn giá trị cho đến ngày nay cho dù nó ít khi được sử dụng một cách thường xuyên.

Trước năm 1980, các biện pháp quản lý phá giá của Hoa Kỳ đều được Luật chống bán phá giá năm 1916 điều chỉnh. Luật này được thay thế bởi Luật Hiệp định thương mại năm 1979, bổ sung thêm mục VII mới vào Luật thuế quan năm 1930 nhằm giải quyết cả hai vấn đề thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp, và chuyển giao trách nhiệm quản lý luật chống bán phá giá từ Bộ Tài chính sang Bộ Thương mại. Mục VII sau đó đã được sửa bằng Luật thuế quan và thương mại ban hành năm 1984, Luật cạnh tranh và thương mại năm

1988 và gần đây nhất là các Hiệp định của vòng đàm phán Uruguay tháng

12/1994 (URAA). Trong đó Mục II của Các hiệp định của vòng đàm phán Uruguay bổ sung thêm các quy định của Hiệp định về thực thi điều VI của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) – Hiệp định về chống bán phá giá của WTO tại vòng đàm phán Uruguay. Ngoài các điều khoản sửa đổi do Hiệp định vòng đàm phán Uruguay yêu cầu, URAA còn bao gồm một vài thay đổi hơn nữa trong luật chống bán phá giá như sự sửa đổi của các quy định về chống lại âm mưu bán phá giá. Các quy định chi tiết về các trình tự và thủ tục được sử dụng trong quá trình điều tra phá giá đã được ban hành sau đó.

2.Các cơ quan có thẩm quyền thi hành
Vụ quản lý thương mại quốc tế (ITA) thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ là “cơ quan nhà nước có thẩm quyền” với chức năng cơ bản là thi hành Luật chống bán phá giá và chức năng cụ thể là xác định xem hàng hoá được điều tra có đang được bán phá giá hay không sau khi đã tiến hành điều tra.

Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC), một cơ quan liên bang độc lập, sẽ xác định xem liệu ngành công nghiệp Hoa Kỳ sản xuất sản phẩm cùng loại đó bị thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại do hàng hoá nhập khẩu gây nên hay

không. Hai cơ quan này thực thi nhiệm vụ của mình một cách đồng bộ và thông báo cho nhau về bất cứ quyết định nào. Một quyết định cuối cùng phủ định việc bán phá giá của một trong hai cơ quan này hoặc quyết định sơ bộ của Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) là không gây thiệt hại thì vụ việc sẽ được chấm dứt điều tra. Tất cả các quyết định cần phải được đăng công báo, trong đó phải đưa ra các đánh giá về dữ kiện và kết luận của pháp luật.