Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ (P1)

Bán phá giá là việc bán hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài tại một thị trường xuất khẩu, ví dụ như tại Mỹ, với giá thấp hơn giá bán của những sản phẩm giống hoặc tương tự mà các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu bán tại thị trường trong nước của họ hoặc xuất tới thị trường của nước thứ ba, hoặc với giá bán hàng hoá thấp hơn chi phí sản xuất sản phẩm. Theo hiệp định về chống bán phá giá của WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) và Luật pháp Hoa Kỳ, thì thuế chống bán phá giá có thể bị áp dụng nếu có hai điều kiện được thoả mãn: “Thấp hơn giá trị chuẩn” (Less than fair value – LTFV) hoặc việc bán phá giá phải được xác định là đang tồn tại; và việc bán hàng hoá với giá “thấp hơn giá bán thông thường” phải đang gây ra hoặc đang đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự với hàng hoá nhập khẩu của Mỹ.

Nếu hai điều kiện trên được thoả mãn, lệnh thuế chống bán phá giá được ban hành áp đặt các mức thuế tương đương với khoản được xác định bởi giá trị chuẩn (được xác định khi bán hàng hoá tại thị trường nội địa hoặc tại thị trường của nước thứ ba, hoặc trên cơ sở giá trị xây dựng) lớn hơn giá xuất khẩu, khi bán hàng vào thị trường Mỹ.

1.Lịch sử phát triển Luật chống bán phá giá của Mỹ
Luật chống bán phá giá năm 1916 là Luật chống bán phá giá đầu tiên của Mỹ được ban hành với mục đích cụ thể là chống bán phá giá. Văn bản luật này quy định các chế tài dân sự và hình sự áp dụng đối với các hành vi bán hàng nhập khẩu với một giá về cơ bản thấp hơn so với giá trị thực tế trên thị trường hoặc thấp hơn giá bán buôn, với ý định phá hoại hay gây tổn hại tới

một ngành sản xuất công nghiệp của Mỹ. Luật chống bán phá giá năm 1916 vẫn còn giá trị cho đến ngày nay cho dù nó ít khi được sử dụng một cách thường xuyên.

Trước năm 1980, các biện pháp quản lý phá giá của Hoa Kỳ đều được Luật chống bán phá giá năm 1916 điều chỉnh. Luật này được thay thế bởi Luật Hiệp định thương mại năm 1979, bổ sung thêm mục VII mới vào Luật thuế quan năm 1930 nhằm giải quyết cả hai vấn đề thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp, và chuyển giao trách nhiệm quản lý luật chống bán phá giá từ Bộ Tài chính sang Bộ Thương mại. Mục VII sau đó đã được sửa bằng Luật thuế quan và thương mại ban hành năm 1984, Luật cạnh tranh và thương mại năm

1988 và gần đây nhất là các Hiệp định của vòng đàm phán Uruguay tháng

12/1994 (URAA). Trong đó Mục II của Các hiệp định của vòng đàm phán Uruguay bổ sung thêm các quy định của Hiệp định về thực thi điều VI của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) – Hiệp định về chống bán phá giá của WTO tại vòng đàm phán Uruguay. Ngoài các điều khoản sửa đổi do Hiệp định vòng đàm phán Uruguay yêu cầu, URAA còn bao gồm một vài thay đổi hơn nữa trong luật chống bán phá giá như sự sửa đổi của các quy định về chống lại âm mưu bán phá giá. Các quy định chi tiết về các trình tự và thủ tục được sử dụng trong quá trình điều tra phá giá đã được ban hành sau đó.

2.Các cơ quan có thẩm quyền thi hành
Vụ quản lý thương mại quốc tế (ITA) thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ là “cơ quan nhà nước có thẩm quyền” với chức năng cơ bản là thi hành Luật chống bán phá giá và chức năng cụ thể là xác định xem hàng hoá được điều tra có đang được bán phá giá hay không sau khi đã tiến hành điều tra.

Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC), một cơ quan liên bang độc lập, sẽ xác định xem liệu ngành công nghiệp Hoa Kỳ sản xuất sản phẩm cùng loại đó bị thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại do hàng hoá nhập khẩu gây nên hay

không. Hai cơ quan này thực thi nhiệm vụ của mình một cách đồng bộ và thông báo cho nhau về bất cứ quyết định nào. Một quyết định cuối cùng phủ định việc bán phá giá của một trong hai cơ quan này hoặc quyết định sơ bộ của Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) là không gây thiệt hại thì vụ việc sẽ được chấm dứt điều tra. Tất cả các quyết định cần phải được đăng công báo, trong đó phải đưa ra các đánh giá về dữ kiện và kết luận của pháp luật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét